Ung thư tụy là gì?

Ung thư tụy thường di căn nhanh chóng và hiếm khi được phát hiện ở những giai đoạn mới chớm. Đó là lý do chính lý giải nguyên nhân tại sao tỷ lệ tử vong do ung thư tụy lại cao đến vậy.

I. Khái niệm Ung thư tụy

Ung thư tụy bắt đầu từ những tế bào đột biến ở những mô của tuyến tụy – một cơ quan ở bụng nằm theo chiều ngang phía sau phần dưới của dạ dày. Tuyến tụy tiết ra những enzyme tiêu hóa và kích thích tố giúp điều tiết sự chuyển hóa đường.

Ung thư tụy thường có tiên liệu xấu, ngay cả khi chẩn đoán sớm. Ung thư tụy thường lây lan nhanh và hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn khởi phát, đó là một lý do chính tại sao nó là nguyên nhân chết hàng trong các bệnh ung thư. Các biểu hiện và dấu hiệu gần như không xuất hiện cho đến khi bệnh ung thư tụy đã ở giai đoạn muộn, và khi đó, phẫu thuật cắt bỏ là không thể.

ung-thu-tuy

Xem thêm: Ung thư là gì? Ung thư có bao nhiêu loại?

II. Những biểu hiện của ung thư tuy

Các biểu hiện và dấu hiệu của ung thư tụy thường không xảy ra cho đến khi bệnh nặng. Khi các dấu hiệu và biểu hiện xuất hiện, thường sẽ giống như sau:

  • Đau bụng trên, có thể lan tới lưng.
  • Vàng da, vàng mắt
  • Chán ăn.
  • Giảm cân dù không ăn kiêng
  • Xuất hiện các cục máu đông.
ung-thu-tuy
Sụt cân bất thường là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Xem thêm: Top 7 triệu chứng ung thư gan hay gặp nhất

III. Nguyên nhân gây ra ung thư tụy

Hiện chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra ung thư tụy. Tuy nhiên, những thống kê ở những người mắc ung thư tụy cho thấy, có những yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư tụy như sau:

  • Lớn tuổi (thường thấy ở độ tuổi >60)
  • Chủng tộc da đen mắc ung thư tụy nhiều hơn da vàng và da trắng
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Viêm tuyến tụy mãn tính.
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiểu sử gia đình mắc hội chứng di truyền có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tụy, trong đó có biến đổi gen BRCA2, hội chứng Peutz – Jeghers, hội chứng Lynch
  • Có hút thuốc.

Xem thêm: Tại sao bệnh nhân ung thư tại Việt Nam ngày càng nhiều?

IV. Phân loại ung thư tụy

Ung thư tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy tăng trưởng từ những đột biến gen. Các đột biến này làm chotế bào tăng trưởng không kiểm soát được và tiếp tục sống sau khi những tế bào bình thường thì chết theo chương trình. Các tế bào này tích lũy một thời gian có thể hình thành một khối u có thể quan sát bằng mắt thường.

Các loại ung thư tụy bao gồm:

  • Ung thư hình thành trong những ống tuyến tụy (adenocarcinoma): Tế bào đường ống dẫn của tuyến tụy giúp sản xuất dịch tiêu hóa. Đa số bệnh ung thư tụy là ung thư biểu mô tuyến. Có khi các khối u ung thư được gọi là ngoại tiết.
  • Ung thư hình thành trong những tế bào sản xuất nội tiết tố. Ung thư hình thành trong các tế bào sản xuất hormone của tuyến tụy được gọi là ung thư nội tiết. Ung thư nội tiết tuyến tụy thì cực kì hiếm.

Các biến chứng khi mắc ung thư tụy

Khi tốc độ phát triển ung thư tụy, nó có thể gây biến chứng như:

  • Vàng da: Ung thư tụy từ các khối ung thư ống mật gan có thể gây vàng da và vàng mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.
  • Bác sĩ có thể đặt ống stent bên trong ống mật để giữ nó mở. Trong vài trường mật bị tắc, có thể làm thủ thuật bắc cầu để mật có thể chảy từ gan đến ruột.
  • Đau: Một khối u đang phát triển có khả năng chèn ép dây thần kinh ở bụng, gây ra đau đớn vô cùng. Thuốc giảm có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tắc nghẽn đường ruột: Ung thư tụy phát triển ép vào thành tá tràng, có thể chặn dòng chảy của đồ ăn tiêu hóa từ dạ dày – ruột non.
  • Giảm cân nhanh chóng dù không ăn kiêng: Một vài yếu tố có thể gây ra sút cân ở các đối tượng mắc ung thư tụy. Buồn nôn và nôn gây ra bởi cách thức điều trị ung thư hoặc khối u chèn vào dạ dày có thể làm bệnh nhân biếng ăn, tiêu hóa kém. Hoặc cơ thể có khả năng khó chuyển hóa các dinh dưỡng từ đồ ăn đúng cách. Bổ sung enzyme tuyến tụy có thể được đề nghị để hỗ trợ tiêu hóa. Hãy cố gắng duy trì trọng lượng bằng cách ăn thêm đồ ăn chứa nhiều năng lượng.

V. Kiểm tra và chẩn đoán ung thư tụy

Nếu nghi ngờ ung thư tụy, có thể thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để chuẩn đoán bệnh:

  • Siêu âm. Siêu âm dùng sóng âm để tái tạo hình ảnh của những cơ quan nội tạng, bao gồm cả tuyến tụy.
  • Chụp cắt lớp (CT scan). CT scan tạo hình ảnh để giúp bác sĩ hình dung cơ quan nội tạng. Trong một vài trường hợp, có khả năng dùng thuốc nhuộm tĩnh mạch tiêm vào cánh tay để làm nổi bật những khu vực bác sĩ muốn thấy.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI dùng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của tuyến tụy.
  • Nội soi ngược (ERCP): Quy trình này dùng một loại thuốc nhuộm để làm nổi bật tuyến tụy. Trong ERCP, một ống nội soi được đưa xuống cổ họng, qua dạ dày. Không khí được dùng để làm tăng rộng đường ruột để bác sĩ dễ dàng nhìn thấy lỗ của tuyến tụy và ống mật. Thuốc nhuộm sau đó bơm vào ống dẫn thông qua một ống nhỏ (catheter) đi qua nội soi này.
  • Siêu âm nội soi (EUS): EUS sử dụng thiết bị siêu âm để tạo hình ảnh của tuyến tụy từ bên trong bụng. Thiết bị siêu âm được truyền qua ống nội soi vào dạ dày để tái tạo hình ảnh. Bác sĩ cũng có khả năng thu thập mẫu tế bào (sinh thiết) trong EUS.
  • Chụp mật qua da (PTC). PTC sử dụng một loại thuốc nhuộm để làm nổi bật những đường mật trong gan. Bác sĩ sẽ chèn một mũi kim nhỏ vào gan và tiêm thuốc nhuộm vào đường mật rồi tiến hành chụp X quang (fluoroscope) theo dõi thuốc nhuộm khi nó di chuyển qua ống dẫn.
  • Loại bỏ một mẫu mô để thử nghiệm (sinh thiết): Sinh thiết là một thủ tục loại bỏ một mẫu mô nhỏ từ tuyến tụy để kiểm tra dưới kính hiển vi khoa học. Mẫu sinh thiết thu được bằng cách chọc kim qua da vào tuyến tụy. Hoặc nó có thể được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi có gắn đầu kim để chích lấy tế bào đem đi kiểm tra.

Xem thêm: Top 6 địa chỉ tầm soát ung thư tốt nhất tại Hà Nội

VI. Những giai đoạn của ung thư tụy

Các giai đoạn của ung thư tụy là:

  • Giai đoạn I. Ung thư là chỉ giới hạn ở tuyến tụy.
  • Giai đoạn II. Ung thư đã lây lan rộng ra khỏi tuyến tụy đến những mô lân cận và các cơ quan và có thể đã lây lan đến những hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn III. Ung thư đã lan rộng ra khỏi tuyến tụy đến các mạch máu lớn trên tuyến tụy và có khả năng đã lây lan đến những hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IV. Ung thư đã lây lan vượt xa tụy, đến những nơi khác như gan, phổi và màng bao quanh các cơ quan bụng (phúc mạc).
ung-thu-tuy
Hình ảnh tế bào ung thư tụy đang di căn theo mạch máu đi nơi khác

Xem thêm: Sự nguy hiểm của ung thư thật sự nằm ở đâu?

VII. Cách thức điều trị ung thư tụy

Phương pháp trị liệu ung thư tụy phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí của ung thư cũng như độ tuổi, sức khỏe tổng thể và quyết định sau cùng của bệnh nhân.

7.1 Phẫu thuật

Nếu ung thư tụy giới hạn trong tuyến tụy, phẫu thuật có thể là phương án duy nhất được áp dụng. Phẫu thuật được dùng ở các đối tượng mắc ung thư tụy bao gồm:

  • Phẫu thuật khối u trong đầu tụy. Nếu ung thư tụy nằm trong đầu của tuyến tụy, Có thể xem xét phẫu thuật Whipple (pancreatoduodenectomy). Thủ thuật liên quan đến Whipple loại bỏ đầu tuyến tụy, cũng như một phần của (tá tràng) ruột non, túi mật và một phần ống mật. Một phần của dạ dày có thể được cắt cùng các cơ quan khác. Bác sĩ phẫu thuật nối lại các phần còn lại của dạ dày, tuyến tụy và ruột để cho phép tiêu hóa thức ăn.

Phẫu thuật Whipple mang nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể buồn nôn khi ăn. Sau thủ thuật Whipple, bệnh nhân sẽ hồi sức trong khoảng 10 ngày tại bệnh viện và sau đó nằm nhà trong khoảng 1 tháng.

  • Phẫu thuật khối u đuôi tuyến tụy: Phẫu thuật để loại bỏ đuôi của tụy tạng hoặc một số cơ quan khác được gọi là pancreatectomy. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể loại bỏ lá lách.Thủ thuật này mang nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.

Xem thêm: Bắt đầu điều trị ung thư

7.2 Xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có khả năng được chỉ định trước hoặc sau khi phẫu thuật,  và thường kết hợp với hóa trị.

Xạ trị có thể đến từ một máy bắn tia xạ (cỡ lớn) bên ngoài. Hoặc có thể được đặt bên trong cơ thể gần mô bệnh ung thư.

7.3 Hóa trị

Hóa trị là dùng độc dược để phá hủy tế bào ung thư. Hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc sử dụng bằng đường uống.

Bệnh nhân có thể sử dụng một loại thuốc hóa hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hóa trị.

Hóa trị cũng có khả năng được kết hợp với phương pháp xạ trị. Sự kết hợp này cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tụy tái diễn.

Ở những người mắc ung thư tụy giai đoạn nặng, hóa trị được áp dụng để kéo dài sự sống của bệnh nhân thêm 1 thời gian ngắn.

Xem thêm: Top 5 phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay

7.4 Liệu pháp đào thải gốc tự do

Trong trường hợp bệnh nhân chưa di căn, đây là phương án tốt nhất để điều trị dứt điểm ung thư tụy. Liệu pháp này giúp ngăn chặn di căn và bảo toàn tính mạng của bệnh nhân mà không cần phẫu thuật hay hóa xạ trị.

VIII. Cách phòng chống ung thư tụy

Mặc dù không có cách nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa hoàn toàn ung thư tụy, ta có thể giảm tác động của các yếu tố làm tăng khả năng ung thư tụy như sau:

  • Bỏ hút thuốc, hoặc nếu chưa từng hút thuốc thì đừng hút. Thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư lên 5 lần
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Nếu đang có trọng lượng khỏe mạnh, hãy luyện tập để duy trì nó.
  • Kết hợp tập thể dục hàng ngày với một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc với khẩu phần hợp lý là chìa khóa cho một sức khỏe bền bỉ.
  • Tập thể dục. Mục tiêu 30 phút tập luyện mỗi ngày là hợp lý với những đa phần mọi người. Có thể chỉ cần một vài bài tập dưỡng sinh như đi bộ, thái cực quyền, hoặc nhảy dây cũng giúp bạn tránh được rất nhiều loại bệnh.
  • Chọn chế độ ăn uống khỏe mạnh. Chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây nhiều màu sắc và các loại rau và ngũ cốc có khả năng giúp giảm nguy cơ ung thư.

Xem thêm: Những sự thật gây sốc về thuốc điều trị ung thư [Giờ mới biết]

4 thoughts on “Ung thư tụy là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *