Ung thư miệng là gì?

Một trong những bệnh ung thư hay gặp nhất vùng đầu và cổ là ung thư miệng. Bệnh hay bị bỏ qua vì những triệu chứng ban đầu giống với các bệnh thông thường như nhiệt miệng, viêm loét miệng.. khiến điều trị khó khăn sau này. Hãy cùng K Dược tìm hiểu chi tiết về Ung thư miệng qua bài viết dưới đây nhé.

I. Khái niệm ung thư miệng

Ung thư miệng bắt đầu từ sự đột biến các té bào niêm mạc miệng, khiến chúng trở nên ác tính. Ung thư khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm ung thư môi trên, môi dưới, mép), ung thư lợi (lợi hàm trên, lợi hàm dưới), khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng.

Ung thư miệng đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ mắc và tỷ lệ chết ngày một tăng và là một trong 10 ung thư thường thấy nhất. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì khoảng 53% người bệnh ung thư khoang miệng có biểu hiện xâm lấn tại chỗ hoặc đã di căn xa tại thời điểm chuẩn đoán.

Ung thư khoang miệng phổ biến trong độ tuổi 50-70 với tỉ lệ 71% ở nam giới và 29% ở nữ giới. Trên 90% người mắc bệnh ung thư khoang miệng xuất hiện ở tuổi trên 45.

Xem thêm: Ung thư lưỡi và mọi điều cần biết (xin đừng bỏ qua)

II. Lý do gây nên bệnh Ung thư miệng

Các tác nhân cụ thể gây nên ung thư miệng chưa được biết rõ. Tuy vậy, các yếu tố được liệt kê dưới đây sẽ làm tăng khả năng cao mắc bệnh ung thư miệng

ung-thu-mieng
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của hầu hết các bệnh hiểm nghèo
  • Hút thuốc lá: Thống kê cho thấy hầu hết các trường hợp ung thư miệng có liên quan đến thuốc lá. Chỉ có khoảng 2-10% bệnh nhân ung thư miệng không hút thuốc lá. Mọi hình thức dùng thuốc lá (dạng xì gà, hút tẩu, thuốc lá dạng nhai, thuốc lá dạng hít và hút thuốc lá ngược đầu) đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng. Thậm chí hút xì gà và hút tẩu có nguy cơ bị ung thư khoang miệng cao hơn thuốc lá thông thường, hút tẩu còn làm tăng khả năng ung thư môi.
  • Uống rượu bia: Uống rượu cũng là yếu tố khả năng cao của ung thư miệng. Không chỉ vậy, thống kê cho thấy chỉ dưới 3% người bệnh ung thư đường hô hấp và tiêu hóa không uống rượu. Nếu uống rượu mà không hút thuốc (hoặc ngược lại), nguy cơ ung thư tăng 2-3 lần. Nhưng nếu vừa uống rượu vừa hút thuốc, nguy cơ mắc ung thư tăng lên 15 lần!!!
  • Nhai trầu: Người nhai trầu có nguy cơ ung thư miệng cao gấp 4-35 lần người không có thói quen này. Nhai trầu có liên quan tới bạch sản – một tổn thương tiền ung thư. Thành phần trầu bao gồm lá trầu, vỏ cau, vôi, rễ cây… Được nhai hoặc nghiền trong cối, tạo nên một dung dịch màu đỏ thường đọng lại ở lợi hàm dưới trong quá trình nhai trầu. Miếng trầu thường cọ xát vào môi và niêm mạc má. Một vài trường hợp còn dùng thêm một chút thuốc lào chà xát lên răng và lợi hàm, sau đó bỏ đi hoặc tiếp tục nhai lẫn với miếng trầu. Như vậy, khi nhai trầu niêm mạc miệng phải chịu đồng thời tác động cơ học và hóa học.
  • Có những tổn thương tiền ung thư: thương tổn tiền ung thư phổ biến trong ung thư khoang miệng là bạch sản, hồng sản và xơ hóa dưới niêm mạc. những thương tổn này chưa phải là ung thư nhưng có nguy cơ chuyển thành ung thư khi có các tác nhân sinh ung thư tác động vào.
    Bạch sản là tổn thương màu trắng, không mất đi khi gạt. Bạch sản được chia ra 4 loại: dạng phẳng, dạng mụn cơm, dạng loét và dạng chồi. Bạch sản có khả năng trở nên ác tính trung bình là 6%, đối với dạng phẳng là 5%, dạng mụn cơm là 10%, dạng loét là 15-20% và dạng phẳng thoái hóa là 55%.
    Hồng sản là tổn thương màu đỏ, mịn như nhung, hơi nhô cao với tỷ lệ biến thành ung thư là 33,3%.
    Xơ hóa dưới niêm mạc là thương tổn mãn tính, gây sẹo xơ trong khoang miệng, biểu hiện bởi các sợi xơ dưới niêm mạc dẫn đến những cử động hạn chế tối đa của miệng và lưỡi.
  • Virus HPV: Có sự liên quan chặt chẽ giữa ung thư khoang miệng với virus HPV.
  • Dinh dưỡng: Thiếu vitamin A và/hoặc Beta-caroten là yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô khoang miệng.
  • Hội chứng Plummer-Vinson: là hội chứng có liên quan đến ung thư khoang miệng. Bệnh dấu hiệu ở chị em trung niên với tình trạng thiếu máu thiếu sắt, những tổn thương nứt kẽ ở mép, môi. Đồng thời lưỡi đỏ, đau, niêm mạc thoái hóa teo hoặc dạng nhú, bạch sản, nuốt khó..

III. Các dấu hiệu bệnh Ung thư khoang miệng

Dấu hiệu ung thư khoang miệng thường mơ hồ trong giai đoạn khởi phát, nhiều khi nhầm lẫn với những biểu hiện của bệnh lành tính khác như nhiệt miệng.

3.1 Biểu hiện ung thư khoang miệng giai đoạn đầu:

ung-thu-mieng-2

  • Cảm giác cộm, vướng trong miệng.
  • Tăng tiết nước bọt, thi thoảng có máu.
  • Cứng mồm, nói khó.
  • Nuốt đau (đề phòng thêm ung thư vòm họng, ung thư thực quản)
  • Đau lan lên tai

Xem thêm: Biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn đầu và cách phòng tránh

3.2 Triệu chứng ung thư miệng giai đoạn tiến triển:

  • Nuốt đau nhói lên tai.
  • Nói khó tăng lên
  • Khạc ra đờm kèm nhầy và máu, thường có mùi hôi thối.
  • 30% trường hợp đến khám vì có hạch cổ, mà chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt
  • Khối u có thể là sùi, hoặc loét, hoặc vừa sùi vừa loét bờ nham nhở, sờ vào bệnh nhân đau và vướng. U không có ranh giới cụ thể, cứng và dễ chảy máu. Các tổn thương kéo dài không thuyên giảm, khác với nhiệt miệng là vết loét sưng đau ở lưỡi, má và lợi nhưng ranh giới rõ ràng, thường tự khỏi sau 7-10 ngày, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại.

Xem thêm: Ung thư lưỡi và mọi điều cần biết (xin đừng bỏ qua)

IV. Đối tượng có khả năng cao mắc bệnh Ung thư miệng

  1. Nam giới, có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu bia
  2. Người có thói quen nhai trầu
  3. Người có các thương tổn tiền ung thư tái đi tái lại, không chữa trị dứt điểm
  4. Người mắc virus HPV, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng.
  5. Phụ nữ mắc hội chứng Plummer-Vinson

V. Các phòng ngừa bệnh Ung thư miệng

Có vô cùng nhiều yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư miệng. Nếu có thể hạn chế các yếu tố này, tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm xuống rõ rệt:

  • Ngưng hút thuốc lá
  • Hạn chế tối đa uống bia rượu
  • Bỏ thói quen nhai trầu
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Điều trị dứt điểm các thương tổn tiền ung thư như bạch sản, viêm loét miệng, nhiệt miệng.
  • Tiêm phòng vắc xin HPV ở cả 2 giới, nhất là với phụ nữ, tiêm phòng HPV có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Xem thêm: Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, 8 điều cần nắm rõ

ung thư miệng 2
Tiêm phòng HPV giúp phòng tránh bệnh

VI. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư miệng

Chuẩn đoán ung thư khoang miệng dựa vào các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng như:

  • Sinh thiết tổn thương nghi ngờ: Gây tê, nếu cần thiết có thể gây mê để sinh thiết, nhất là các trường hợp u thâm nhiễm hoặc khi u ở sâu.
  • Khám tai mũi họng để nhận ra các thương tổn phối hợp
  • Sờ nắn hạch: Sờ nắn hệ thống hạch cổ, hạch dưới hàm, hạch dưới cằm. khám cả hai bên hạch cổ.
  • Chụp X-quang có thể phát hiện ra thương tổn xâm nhiễm xương, hay lấn chiếm sâu.
  • Chụp phim cắt lớp vi tính (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện ra những khối u xâm lấn vào các cơ lưỡi hoặc ở các vị trí khó tầm soát bệnh bằng lâm sàng.
  • Tầm soát bệnh toàn thân: Phát hiện ra di căn, các ung thư phối hợp hoặc với các bệnh khác, đánh giá khả năng chữa trị theo từng bệnh nhân.

Xem thêm: Top 6 địa chỉ tầm soát ung thư tốt nhất tại Hà Nội

VII. Các biện pháp trị liệu bệnh Ung thư miệng

Chữa trị ung thư khoang miệng bao gồm điều trị khối u nguyên phát và hệ thống hạch cổ.

  1. Phẫu thuật: Chỉ định với bệnh ở giai đoạn mới chớm, còn khu trú ở khoang miệng, chưa di căn chỗ và di căn xa. Phẫu thuật lấy u và hạch cổ có thể kết hợp với tạo hình hoặc không giúp nâng cao chất lượng sống cho người mắc bệnh.
  2. Xạ trị: Chỉ định khi bệnh ở giai đoạn 2-3 không thể phẫu thuật được hoặc chỉ định xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật giúp hạn chế bệnh tái phát.
  3. Hóa trị: Chỉ định hóa chất trước khi phẫu thuật giúp giảm thể tích của khối u và hạch cổ. Hoặc hóa trị khi bệnh ở giai đoạn cuối để tăng thời gian sống cho bệnh nhân
  4. Liệu pháp đào thải gốc tự do: Để ngăn chặn di căn, đảm bảo mạng sống bệnh nhân và giảm tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị

9 thoughts on “Ung thư miệng là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *