Sự liên quan của Melatonin – giấc ngủ và bệnh ung thư

melatonin

Bạn có biết rằng nếu ngủ mà vẫn để đèn thì bạn đang gia tăng nguy cơ mắc ung thư không? Người ta đã chứng minh được rằng tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm ức chế sản xuất melatonin. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư.

Vậy, chính xác melatonin là gì?

Melatonin là hoóc môn điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh của chúng ta. Nó được tuyến tùng (tuyến có kích thước bằng hạt đậu trong não) sản xuất từ axit amin tryptophan khi tắt ánh sáng vào ban đêm. Đó là lý do bạn buồn ngủ khi trời tối. Melatonin cũng được sản xuất bởi võng mạc và bởi hệ tiêu hóa với số lượng lớn hơn rất nhiều.

Nồng độ melatonin đạt đỉnh trong đêm nhưng cũng tăng sau khi ăn, điều này giải thích tại sao bạn buồn ngủ sau khi ăn. Melatonin tan trong chất béo và tan trong nước, do đó cho phép nó dễ dàng thâm nhập vào màng tế bào, tế bào chất, và nhân tế bào. 

Theo bác sĩ Eileen Lynch:

“Tính chất vừa ưa vừa kị nước của melatonin – kết hợp với khả năng tác động như một chất chống ô-xy hóa yếu, chất thải độc ion kim loại yếu, và trong một số trường hợp, là kẻ ăn gốc tự do – cho phép nó chống lại áp lực ô-xy hóa bên trong môi trường hỗn loạn của khối u.” 

Do thực tế hơn 75% các tế bào ung thư có biểu hiện thương tổn dạng ADN bị ô-xy hóa, phát biểu trên của bác sĩ Lynch là rất quan trọng. Là yếu tố ăn gốc tự do, melatonin cạnh tranh với vitamin C về khả năng chống lại các hiệu ứng ô-xi hóa của các độc tố. Melatonin không những hoạt động như một kẻ ăn gốc tự do, mà nó còn là hoóc môn tiêu diệt các tế bào ung thư!

Theo bác sĩ Lynch:

“Melatonin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của vật chủ chống lại sự phát triển ung thư bằng cách kích hoạt hệ thống cytokine để tạo nên những đặc tính ức chế tăng trưởng, và bằng cách kích thích hoạt tính gây độc tế bào của đại thực bào và bạch cầu đơn nhân.” 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hiệu ứng gây độc tế bào của melatonin, trong đó có bài viết năm 2002 trong tờ Sinh học khối u (Tumor Biology) do bác sĩ K. Winczyk và các đồng nghiệp công bố có tựa đề “Khả năng tham gia của hạt nhân thụ thể RZR/ROR-alpha trong tác động chống khối u của melatonin trên ung thư đại tràng 38 ở chuột.”

Trong một bài viết khác của bác sĩ P. Lissoni và đồng nghiệp năm 1989 trên European Journal of Cancer & Clinical Oncology (Tạp chí châu Âu về Bệnh ung thư & Ung thư học lâm sàng), melatonin cũng được chứng minh là thúc đẩy hệ miền dịch.

Trong báo cáo năm 2004 với Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ (American Association for Cancer Research), bác sĩ David E. Blask đã đề cập tới việc melatonin làm cho các tế bào ung thư vú “ngủ yên”, và nó cũng làm chậm phát triển ung thư vú đến 70%. Ung thư vú được “kích hoạt” bởi axit linoleic (omega 6); song melatonin lại phản ứng với axit linoleic. 

Nhóm của bác sĩ Blask tiến hành thí nghiệm trên chuột được cấy tế bào ung thư vú người dưới ánh sáng liên tục. Bạn đoán xem những gì xảy ra: khối u phát triển tăng vọt. Bác sĩ Blask khắng định:

“Với ánh sáng liên tục, khối u phát triển nhanh hơn bảy lần và axit linoleic tăng lên một lượng đáng kinh ngạc. Trong ngày, các tế bào ung thư thức tỉnh và axit linoleic kích thích sự tăng trưởng của chúng. Về đêm các tế bào ung thư đi vào giấc ngủ. Khi chúng ta bật đến vào ban đêm trong thời gian dài, chúng ta ức chế melatonin và quay trở lại tình trạng ban ngày.” 

Nghiên cứu bố sung chứng thực cho thực tế là melatonin có thể tiêu diệt rất nhiều loại tế bào khối u khác nhau ở người, trong đó có nghiên cứu đột phá năm 2000 được thực hiện bởi ba bác sĩ Nga, Riabykh, Nikolaeva, và Bodrova thực hiện. Một báo cáo của bác sĩ R.M. Sainz trong số ra năm 2003 tạp chí Cellular Molecular Life Science (Sinh học phân tử tế bào) chỉ rõ melatonin là sản phẩm gây độc tế bào tự nhiên có thể gây ra quá trình chết tự nhiên của tế bào khối u.

Thật thú vị, bác sĩ Lissoni còn phát hiện ra melatonin ức chế quá trình phát triển những mạch máu mới của khối u. (Bác sĩ P. Lissoni và cộng sự, Neuroendocrinology Letter, 2001) Việc ngày càng có nhiều bằng chứng về sự liên kết giữa gia tăng ánh sáng vào ban đêm với một số loại ung thư đã khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng vấn đề này có thể liên quan tới sự tăng trưởng đều đặn các ca ung thư bạch cầu ở trẻ em.

Các nhà khoa học trình bày nghiên cứu tại Hội nghị Khoa học Quốc tế Lần thứ nhất về Ung thư Bạch cầu Trẻ em (First International Scientific Conference on Childhooh Leukemia) cho rằng ánh sáng vào ban đêm và làm việc ca đêm (phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, hay đồng hồ sinh học) đều gắn liền với tăng nguy cơ ung thư vúđại trực tràng

Bạn hẳn sẽ băn khoăn liệu sự phát triển nhanh chóng của truyền hình và trò chơi điện tử trong 30 năm qua có góp phần vào sự tăng trưởng ung thư bạch cầu ở trẻ em hay không. Trẻ em ngày càng thức khuya hơn và ánh sáng ban đêm này có thể ức chế quá trình sản sinh melatonin tự nhiên để chống lại các gốc tự do gây tổn hại ADN, dẫn đến ung thư. Liệu có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà ung thư bạch cầu trẻ em đã bùng nổ, đúng theo nghĩa đen, cùng lúc với ung sự leo thang của truyền hình và các trò chơi điện tử? 

William Hrushesky thuộc Trung tâm Y tế các Vấn đề Cựu chiến binh Dorn (Dorn Veterans Affairs Medical Center) ở Columbia, S.C nói:

“So với những phụ nữ khác, những nhân công nữ làm ca đêm có nguy cơ mắc ung thư vú nhiều hơn 50%.”

Điều đó có lẽ giải thích lý do tại sao nghiên cứu của Harvard về các nữ y tá do Eva S. Schernhammer chỉ đạo, cho thấy những người làm ca đêm có nguy cơ mắc ung thư vú cao . 

Gần đây hơn, Schernhammer và đồng nghiệp Harvard của bà là Susan E. Hankinson đã phát hiện ra rằng những phụ nữ có nồng độ melatonin trên trung bình gần như không bị ung thư vú. Schernhammer nói: “Những người có nồng độ cao hơn dường như có nguy cơ ung thư vú thấp hơn.” Bà và Hankinson đã báo cáo các dữ liệu trong số ra ngày 20/07/2005 của tạp chí National Cancer Institute (tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia).

Sẽ có người đặt giả thuyết rằng nếu quá trính sản sinh melatonin được kích hoạt bởi bóng tối, những người mù sẽ có lượng melatonin sản sinh lớn nhất, phải vậy không? Một nghiên cứu năm 1998 của các bác sĩ Feychting và Osterlund đã tìm thấy mức độ melatonin cao hơn ở người mù và người khiếm thị, tương ứng với tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn so với những người có thị lực bình thường, theo đó cho thấy vai trò của melatonin trong giảm bớt ung thư. (“Reduced cancer incidence among blind”, Epidemiology, 1998).

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhịp sinh học có liên quan đến ức chế khối u ở các cấp độ khác nhau và đồng thời cũng điều biến đáp ứng miền dịch. Và như thế, sẽ là hoàn toàn họp lý nếu cho rằng gián đoạn trong nhịp sinh học có thể dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu và phát triển các khối u ung thư.

Tuy nhiên, melatonin đã được chứng minh là hoạt động như một “trọng tài sinh học” và có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học, theo đó giữ khả năng giám sát của hệ miễn dịch ở mức cao nhất. Bác sĩ Russel J. Reiter, nhà thần kinh nội tiết học của Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas tại San Antonio nói: “Bản thân giấc ngủ không quan trọng cho melatonin… mà là bóng tối”, trích dẫn trong số ra ngày 07 tháng 1 năm 2006, tạp chí  Science News (Tin tức Khoa học).

Những nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ giảm melatonin trong dịch não tủy của bệnh nhân Alzheimer so với các đối tượng nghiên cứu cùng tuổi (H. Tohgi, 1992; D.J. Skene, 1990). Do thực tế là suy đoán nhịp sinh học bị phá vỡ ở bệnh Alzheimer, sẽ rất thú vị nếu xem liệu việc phục hồi melatonin trở lại cấp độ bình thường cho những bệnh nhân này có giảm nhẹ các triệu chứng khác không.

Tin vui là bạn có thể bổ sung melatonin theo cách uống 30-45 phút trước khi đi ngủ. Bạn có thể tìm thấy melatonin trong bất kỳ cửa hàng thực phẩm dưỡng sinh nào. Cherry là nguồn cung cấp melatonin tự nhiên rất tốt, do đó chúng là món ăn nhẹ tuyệt vời trước khi đi ngủ.

Xem thêm:

Quảng cáo: K Dược hiện cung cấp liệu pháp đào thải gốc tự do, ngăn chặn tuyệt đối sự di căn ung thư, đảm bảo tính mạng bệnh nhân. Đồng thời giảm 1/2 kích thước khối u chỉ sau 6 tháng.

11 thoughts on “Sự liên quan của Melatonin – giấc ngủ và bệnh ung thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *