Ung thư mũi là gì?

Ung thư mũi tuy rất hiếm gặp nhưng nếu phát hiện ra muộn thì khả năng điều trị khá khó khăn. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải đối diện với nguy cơ bị mất mũi và ảnh hưởng đến thính giác. Hãy cùng K Dược tìm hiểu căn bệnh nguy hiểm này qua bài viết sau nhé.

I. Khái niệm ung thư mũi

Ung thư mũi là tình trạng những tế bào bất thường tăng trưởng quá mức tạo nên những khối u trong khoang mũi hoặc xoang mũi, đây là căn bệnh nguy hiểm ở vùng mặt. Không những bệnh ung thư mũi gây nguy hiểm về tính mạng, nó còn tác động xấu tới thẩm mỹ của bệnh nhân nữa.

Ung thư mũi được phân làm 2 loại chính là:

  • Ung thư khoang mũi
  • Ung thư các xoang bên cạnh mũi

Xem thêm: Ung thư là gì? Ung thư có bao nhiêu loại?

II. Dịch tễ học về bệnh lý ung thư mũi

Thống kê cho thấy ung thư mũi rất hiếm gặp. Mỗi năm ở Mỹ chỉ có khoảng 2000 người mắc ung thư mũi.

Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ đàn ông mắc ung thư mũi cao hơn hẳn chị em phụ nữ.

Ở một vài khu vực khác trên thế giới như Nhật Bản và Nam Phi, số người mắc ung thư mũi nhiều hơn so với khu vực khác.

Hầu hết những bệnh ung thư khoang mũi và xoang cạnh mũi xảy ra ở những xoang hàm trên hoặc trong khoang mũi. Rất ít gặp trường hợp ung thư mũi bắt nguồn từ các xoang sàng, xoang trán và xoang bướm.

Xem thêm: Tại sao bệnh nhân ung thư tại Việt Nam ngày càng nhiều?

III. Những nguyên do gây nên ung thư mũi

Đáng tiếc là cho đến hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được lý do cụ thể gây nên ung thư mũi. Nhưng dựa vào những thống kê ở những bệnh nhân đã từng mắc ung thư mũi, hiệp hội ung thư quốc tế đã lên được danh sách những yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư mũi như sau:

  • Bụi gỗ khi làm mộc, ở xưởng cưa
  • Bụi từ vải dệt
  • Bụi từ việc đóng da giày
  • Bột (loại nướng và xay)
  • Bụi nikken và crôm
  • Khí mù tạt (chất độc dùng trong chiến tranh hóa học – hiện tại ít thấy)
  • Radium (một nguyên tố phóng xạ hiếm thấy khác)
  • Formaldehyde
  • Dung môi hữu cơ
  • Khói thuốc lá
  • Người nhiễm Human papillomavirus (HPV): Không những vậy, virus HPV còn là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Đã từng xạ trị ung thư vùng đầu và cổ (như ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư thực quản)

Xem thêm: 11 triệu chứng báo động ung thư cổ tử cung sớm nhất

IV. 13 triệu chứng báo hiệu ung thư mũi

Bạn đọc lưu ý những triệu chứng của ung thư mũi tương đối giống với ung thư vòm họng vì vị trí gần nhau, và thường chỉ xảy ra ở một bên mặt:

  1. Ngạt mũi không đỡ dù dùng thuốc
  2. Đau vùng xung quanh hốc mắt
  3. Điếc 1 bên mũi
  4. Nhức đầu thường xuyên nếu khối u chèn vào não
  5. Nước mũi chảy xuống cổ họng
  6. Sưng một bên mắt
  7. Mắt chảy nước liên tục dù không khóc
  8. Chảy máu cam thường xuyên
  9. Mất hoặc thay đổi thị lực do khối u chèn ép vào dây thần kinh thị giác
  10. Mũi có mủ chảy ra, nặng mùi
  11. Tê hoặc đau ở một số nơi trên mặt
  12. Khó há miệng hết cỡ
  13. Mất thính lực

Xem thêm: (Giải đáp) Ung thư vòm họng là gì?

V. Phương pháp chuẩn đoán ung thư mũi

Nếu thấy nhưng triệu chứng như K Dược liệt kê phía trên, hãy đến bệnh viện (chuyên khoa tai mũi họng) để kiểm tra.

Để có khả năng chẩn đoán ung thư mũi chính xác, cách tốt nhất là sinh thiết tế bào.

Sinh thiết là một thủ thuật trong đó bác sĩ lấy ra một mẩu mô nhỏ (mẫu) để đem đi kiểm tra bằng kính hiển vi. Đó là cách tốt nhất để biết chắc chắn rằng liệu bạn có bị ung thư mũi hay không.

Nếu tế bào ung thư được tìm thấy, những xét nghiệm sẽ giúp chúng ta xác định được loại ung thư đó đang ở giai đoạn nào (dựa vào tốc độ phát triển và khả năng di căn của nó). Thông tin này là cần thiết để giúp lập kế hoạch chữa trị tốt nhất.

Nếu khối u ở nơi khó tiếp cận hoặc có thể chảy máu nhiều, sinh thiết sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật.

ung-thu-mui

Một số thủ thuật sinh thiết được liệt kê như sau:

  • Sinh thiết dùng kim tiêm:

Trong loại thủ thuật sinh thiết này, bác sĩ sẽ chọc kim tiêm vào khối u (hoặc hạch bạch huyết) để lấy ra mẫu mô bệnh học đem đi xét nghiệm. Vì đầu kim khá bé nên có thể phải chích nhiều lần mới lấy được mẫu vật.

  • Sinh thiết rạch: Đối với một sinh thiết rạch, bác sĩ dùng dao phẫu thuật cắt ra một mảnh nhỏ của khối u.
  • Sinh thiết cắt bỏ: Đối với sinh thiết cắt bỏ, toàn bộ khối u được lấy ra. Thường được áp dụng sau khi bệnh nhân trải qua đại phẫu để loại bỏ khối u.

Trong cả hai trường hợp, mẫu sinh thiết sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán ung thư mũi.

  • Sinh thiết nội soi: Một vài tế bào ung thư ẩn sâu trong mũi có thể chích được bằng cách sử dụng ống nội soi. Ống nội soi ngày nay rất hiện đại, có thể gắn thêm dao cắt ở đầu để có thể cắt ở những nơi khó tiếp cận nhất.
  • Sinh thiết mở (phẫu thuật): Đối với các khối u bên trong xoang, có khả năng phải cắt qua da bên cạnh mũi và qua các xương bên dưới để tiếp cận.

Trong quá trình sinh thiết, bệnh nhân có khả năng bị gây tê, gây mê giúp kiểm soát các cơn đau khi sinh thiết. Trong đó, gây mê toàn thân là cần thiết cho các thủ thuật cắt xuyên qua xương xoang.

Xem thêm: Top 6 địa chỉ tầm soát ung thư tốt nhất tại Hà Nội

VI. Các giai đoạn của ung thư mũi

6.1 Cách xác định ung thư mũi

Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (AJCC), việc xác định ung thư mũi dựa trên 3 thông tin chính:

Độ lớn của khối u chính (T): Thang điểm từ 0 đến 4, với 0 là mới chớm, khối u còn bé và 4 khối u đã lớn đến mức không kiểm soát nổi.

Sự lây lan đến các hạch bạch huyết xung quanh (N): Xác định xem tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận hay chưa, thang điểm từ 0-4

Sự lây lan (di căn) đến những địa điểm xa xôi (M): Chỉ có 2 mức 0 và 1; Với 0 là chưa di căn, 1 là đã di căn đi xa

Xem thêm: Sự nguy hiểm của ung thư thật sự nằm ở đâu?

6.2 Các giai đoạn ung thư mũi

Dựa vào mức độ phát triển của ung thư mũi, có thể chia ung thư mũi làm 4 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn 0: Khối u chỉ ở lớp trên cùng của tế bào lót bên trong khoang mũi và không phát triển sâu hơn. Trường hợp này tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn rất cao. Mặc dù rất ít khi bệnh nhân phát hiện ra ở giai đoạn mới chớm như vậy.
  • Giai đoạn 1: Khối u đã phát triển sâu hơn, nhưng nó chỉ ở một phần của khoang mũi. Khối u chưa lan đến những hạch bạch huyết lân cận hoặc di căn tới những phần xa của cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Khối u đã tăng trưởng và chiếm một phần trong khoang mũi, tuy nhiên chưa di căn ra nơi khác.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư phát triển lớn (khoảng 3cm) và có thể nhìn thấy bằng mắt thường qua phim chụp vi tính. Có thể đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 4: Khối u phát triển với kích cỡ cực đại và đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận. Có thể khối u cũng đã di căn đến các bộ phận khác gần đó như xương, não, mắt, vòm họng, tai… Hoặc thậm chí di căn đến những vị trí xa hơn như gan, dạ dày, đại tràng…
ung-thu-mui
Hình ảnh ung thư mũi di căn

VII. Những phương thức điều trị ung thư mũi

Ung thư mũi là căn bệnh ít gặp, để điều trị hiệu quả ung thư mũi cần xác định chuẩn xác mức độ thương tổn và giai đoạn tiến triển của bệnh. Các liệu pháp có khả năng tiến hành trong trị liệu ung thư mũi đó là:

7.1 Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ phần lớn khối u ung thư mũi:

Đối với phần lớn những loại ung thư khoang mũi hoặc xoang cạnh mũi, phẫu thuật rất hay được áp dụng. Thường thì, phẫu thuật cho ra kết quả tốt hơn những phương pháp khác.

Do hốc mũi và xoang cạnh mũi nằm gần với nhiều dây thần kinh quan trọng, mạch máu và các cấu trúc khác như: não bộ, mắt, miệng và động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu cho não) làm cho việc phẫu thuật trở nên vất vả hơn nhiều.

Mục đích chính của phẫu thuật là loại bỏ phần lớn khối u bằng cách khoét sâu vào lớp mô của mũi. Tuy nhiên, những tế bào là vô cùng nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên có khả năng bệnh tái phát ngay tại nơi phẫu thuật trước đó vì không nạo vét hết.

7.2 Phương pháp xạ trị điều trị ung thư mũi:

ung thư mũi 2

Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Phương pháp này được áp dụng khá linh hoạt trong điều trị ung thư mũi.

  • Xạ trị có thể là cách thức điều trị chính đối với các đối tượng có khối u khoang mũi nhỏ, thường có thể được chữa khỏi bằng bức xạ.
  • Xạ trị áp dụng với những người không thể phẫu thuật do sức khỏe kém.
  • Sau khi phẫu thuật, xạ trị có thể được dùng để tận diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại.
  • Xạ trị có khả năng được tiến hành trước khi phẫu thuật nhằm mục đích giảm kích cỡ khối u để dễ nạo vét.
  • Xạ trị có khả năng được dùng để chữa trị những hạch bạch huyết ở cổ ngay cả khi chúng không có những tế bào ung thư trong đó.

Tác dụng phụ của Xạ trị là nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng và nướu răng của bạn. Ngoài ra, tia bức xạ năng lượng cao cũng là một yếu tố gây nên ung thư. Có nhiều trường hợp xạ trị ung thư khỏi xong lại xuất hiện ung thư ở vị trí khác do những tế bào bị đột biến bởi tia xạ.

7.3 Phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư mũi

Hóa trị là phương pháp sử dụng độc dược để tiêu diệt ung thư, được đưa vào cơ thể theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống.

Những loại thuốc này đi vào máu và tiếp cận tất cả những khu vực của cơ thể, do vậy thích hợp với ung thư mũi đã di căn đến các cơ quan ngoài.

Hóa trị được dùng với mục đích sau:

  • Trước khi phẫu thuật (thường cùng với xạ trị) để thu nhỏ khối u và việc loại bỏ khối u dễ hơn. Đây được gọi là hóa trị bổ trợ.
  • Sau khi phẫu thuật (thường cùng với xạ trị) để giúp giảm khả năng ung thư sẽ tái phát trở lại. Được gọi là hóa trị bổ trợ.
  • Nó có thể được dùng để kiểm soát sự tăng trưởng ung thư khi nó đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và không thể chữa trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Trường hợp này là để kéo dài sự sống của bệnh nhân thêm 1 thời gian ngắn.

Tác dụng phụ của xạ trị là gây giảm miễn dịch, rụng tóc, ốm yếu và nôn mửa…

7.4 Liệu pháp đào thải gốc tự do giúp điều trị ung thư mũi

Đây là 1 trong những liệu pháp tốt nhất hiện nay do khả năng chống di căn tuyệt vời của nó. Áp dụng trong khoảng thời gian 6 tháng – 1 năm, bệnh nhân đã có thể phục hồi sức khỏe mà không cần áp dụng các phương pháp khác.

VIII. Cách phòng ngừa tái phát ung thư mũi

Để phòng ngừa tái phát ung thư mũi, ta có khả năng tiến hành loại bỏ những yếu tố nguy cơ như trong mục III bằng cách:

  • Hạn chế hít phải các chất có khả năng gây nên ung thư mũi.
  • Giữ vệ sinh mũi sạch sẽ, thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí.
  • Nâng cao sức khỏe, khả năng miễn dịch bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, giàu trái cây, rau quả, ít thịt ít béo.
  • Trích ngừa virus HPV

IX. Những điều nên làm khi thấy những triệu chứng ung thư mũi

bị bệnh, cần phải ra bệnh viện khám xét cẩn thận. Nếu thấy khối u cần phải xét nghiệm sinh thiết để biết u lành tính hay u ác tính.

Nếu chẳng may là u ác tính cũng cần phải thật bình tĩnh để có phương án ứng phó tốt nhất. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết về top những phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay để tham khảo

 

9 thoughts on “Ung thư mũi là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *