Top nguyên nhân gây ung thư nguy hiểm nhất

Hiện giờ, giới khoa học đã thống nhất với nhau nguyên nhân gây ung thư là do tập hợp nhiều tác động từ môi trường bên trong lẫn môi trường bên ngoài cơ thể tạo ra. Tùy theo mỗi loại ung thư mà có những nguyên nhân khác nhau. Nhưng những nguyên nhân này tựu chung lại đều hoạt động cùng một cơ chế là hình thành lên các gốc tự do, theo thời gian làm tế bào đột biến, gây nên ung thư.

Ví dụ như ung thư vòm họng, ung thư phổi thường do thuốc lá gây ra. Trong khi ung thư gan lại do rượu bia là chính.

Để dễ phân loại các nguyên nhân gây ung thư, người ta chia thành 3 nhóm tác nhân chính gây ung thư là: tác nhân hóa học, tác nhân vật lý và tác nhân sinh học.

nguyen-nhan-gay-ung-thu

I. Nguyên nhân gây ung thư do tác nhân hóa học

Các yếu tố hoá học là những tác nhân chủ yếu gây bệnh ung thư ở người. 65% các bệnh ung thư, trong đó chủ yếu là ung thư phổi, ung thư khoang miệng, ung thư lưỡi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang, ung thư vú

Xem thêm: Tại sao bệnh nhân ung thư tại Việt Nam ngày càng nhiều?

1.1 Thuốc lá là nguyên nhân gây ra ung thư hàng đầu

nguyen-nhan-gay-ung-thu
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo

Tác động của thuốc là với việc gây ra ung thư đã được minh chứng qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại nước ta. Hút 1 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút của cuộc sống. Tính trung bình, tuổi thọ của những người hút thuốc giảm từ 5 – 8 năm so với người không hút. Ngoài ung thư thì thuốc là còn gây nên nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác như các bệnh về tim mạch (đột quỵ, thiếu máu não, tụt huyết áp, cao huyết áp…), bệnh phổi tắc nghẽn…

Thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% tổng số những trường hợp ung thư trong đó chủ yếu là ung thư phổi, ung thư hạ họng – thanh quản, thực quản, cổ tử cung, ung thư tụy, ung thư đường tiết niệu. Riêng ung thư phổi, hút thuốc lá là nguyên nhân của trên 90% trường hợp.

Xem thêm: Sớm nhận ra dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu

Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe bao gồm những chất gây nghiện và các chất gây độc. Đặc thù, trong số này có tới 43 chất đã được chứng minh dẫn đến bệnh ung thư như benzopyren, nitrosamine, cadmium, nickel, urethan, toluidin.

Qua thống kê người ta thấy, người nghiện thuốc lá có khả năng bị ung thư phổi cao gấp 10 lần người không hút. Nếu nghiện nặng với liều trên 20 điếu/ngày thì khả năng cao gấp 15 – 20 lần. Tuổi bắt đầu hút càng trẻ cũng như số năm hút càng nhiều thì nguy cơ mắc những loại ung thư liên quan càng cao. Xì gà có khả năng gây ra nhiều tác hại hơn so với thuốc lá thông thường. Hút thuốc lào cũng có nguy cơ cao như thuốc lá. Tục lệ ăn trầu kèm với thuốc lá cũng là yếu tố khả năng gây ung thư khoang miệng.

Nguy hiểm hơn cả là những người sống và làm việc với người hút thuốc lá cũng có khả năng mắc bệnh ung thư và một vài bệnh khác liên quan tới thuốc lá. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy người hút thuốc lá thụ động còn chịu nhiều tác hại hơn những người hút thuốc lá trực tiếp. Lý do là vì với những người trực tiếp hút thuốc lá, những chất gây hại trong khói thuốc phải đi qua đầu lọc, còn với những người hút thuốc lá trực tiếp thì không, họ phải hít trực tiếp những chất độc đó vào phổi.

Xem thêm: Cho hỏi Ung thư phổi có lây không nhỉ?

Những người đang hút thuốc lá mà bỏ được sẽ ngay lập tức cải thiện tình trạng sức khỏe. Nếu không sống vì mình thì hãy sống vì gia đình và cộng đồng xung quanh. Nếu trẻ em hít phải khói thuốc thụ động sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, hen phế quản, viêm tai giữa, ảnh hưởng tới cơ tim và vài bệnh đường ruột.

1.2 Chế độ ăn và ô nhiễm thực phẩm

nguyen_nhan_gay_ung_thu_do-an-uong

Hãy cho tôi biết bạn hay ăn gì, tôi sẽ cho biết bạn đang khỏe hay đang bệnh

Vạn bệnh từ miệng mà vào, câu nói đó của người xưa không hề sai chút nào. Bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng những chất bảo quản thực phẩm, những chất trung gian chuyển hoá và những chất sinh ra từ nấm mốc là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Ngày nay, chúng ta còn bị mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng. Trong thức ăn hàng ngày của chúng ta chứa quá nhiều chất béo chuyển hóa và đường tinh luyện, làm tăng nguy cơ ung thư, tiểu đường và các bệnh tim mạch khác. Các nhà khoa học đã kiểm chứng được là có khoảng hơn 30% số trường hợp ung thư liên quan đến chế độ ăn.

  • Bình thường trong rau cải hàm lượng nitrit chỉ là yếu tố vi lượng nhưng khi muối dưa thì hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat có trong rau thành nitrit. Khi dưa bị khú thì hàm lượng nitrit tăng lớn nhất. Trong cơ thể những nitrit sẽ tác dụng với amin bậc 2 có trong một vài đồ ăn như tôm, cá, nhất là mắm tôm tạo thành hợp chất nitrosamin. Đây là chất gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Chính vì vậy nên hạn chế ăn dưa muối, nhất là dưa khú muối chua.
  • Benzopyrene được tạo ra khi thịt được nướng bằng than hoặc xông khói. Benzopyrene cũng được tạo ra khi rán đồ ăn bằng dầu/mỡ đã qua sử dụng. Đây là chất đã được chứng minh gây ung thư mạnh trong phòng thí nghiệm. Để hạn chế tối đa khả năng gây ung thư từ benzopyrene nên tránh nướng đồ ăn khi lò còn khói và nên hạn chế ăn đồ ăn nướng hoặc rán. Tốt nhất là ăn đồ luộc và hấp.
  • Nấm mốc Aspergillus flavus thường có ở gạo và lạc bảo quản không tốt, tiết ra chất độc có tên aflatoxin gây ung thư gan. Chế độ ăn nhiều mì chính, ăn mặn cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc trưng là ung thư đường tiêu hoá như ung thư dạ dày.
  • Rượu không trực tiếp sinh ra ung thư nhưng uống rượu có nồng độ cồn cao gây bỏng mạn tính niêm mạc hạ họng và thực quản (barret thực quản) – có thể gây ung thư sau này. Ngoài ra rượu còn làm men gan cao, xơ gan, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập, gây nên ung thư gan.
  • Thói quen ăn trầu cũng là một tác nhân tạo ra ung thư. Bởi ăn trầu thường phải có vôi, vôi đã tôi là chất kiềm có thể làm bỏng niêm mạc miệng, họng, tạo ra bạch sản và sinh ung thư sau này.
  • Về chế độ ăn, thức ăn có nhiều chất béo động vật gây tăng khả năng ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng. Trái lại chế độ ăn có nhiều rau xanh, hoa quả và nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này.

1.3 Nhiễm phóng xạ và các chất hóa học

  • Những bệnh nhân đã từng điều trị ung thư bằng xạ trị có nguy cơ tái mắc ung thư rất cao vì năng lượng của tia X được tạo ra từ máy xạ trị có thể làm biến đổi DNA.
  • Những người làm việc trong các mỏ amiăng, những công nhân khai thác đá hoặc những người làm trong các ngành phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại đều có nguy cơ cao mắc ung thư.

II. Nguyên nhân gây ung thư do tác nhân sinh học

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ phần lớn là do mắc virus HPV – virus gây u nhú ở người. Đặc biệt là HPV chủng 16 và 18 là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là virus này rất dễ lây nhiễm từ người sang người nên tiêm phòng là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa.

Hoặc điển hình là những bệnh nhân ung thư gan hầu hết đều bị dính viêm gan siêu vi B và C. Tuy chưa công trình nghiên cứu chứng minh được virus viêm gan là có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư gan hay không. Nhưng dựa vào số lượng thống kê, có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa virus này với những bệnh nhân mắc ung gan.

Tin mừng là với những tác nhân sinh học do virus gây ra, có thể tránh được bằng cách tiêm phòng virus. Tại các cơ sở y tế hiện nay hầu hết đều có thể tiêm chủng hầu hết các loại virus phổ biến hiện nay.

III. Nguyên nhân gây ung thư do tác nhân vật lý

Thực tế thì khả năng ung thư được tạo ra do các tác nhân vật lý không cao bằng các yếu tố hóa học và virus nhưng không phải không có.Điển hình như việc bạn hay đi tắm nắng, hoặc đi ra nắng mà không mặc áo chống nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, ung thư hắc tố.

IV. Cách ngăn ngừa ung thư tốt nhất là giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây ung thư

hoa-qua-trai-cay-ngan-chan-nguyen-nhan-gay-ung-thu

Trên cơ sở những nghiên cứu, những nhà khoa học đã đưa ra các lời khuyên dưới đây về các cách để giảm thiểu khả năng gây ung thư:

  • Từ bỏ hoặc không bắt đầu tập hút thuốc lá là cách tốt nhất để có một sức khỏe ổn định.
  • Ăn nhiều rau và hoa quả tươi: Đặc biệt, au quả ăn hằng ngày phải tươi và càng đậm màu càng tốt (màu xanh đậm của rau, đỏ thẫm của cà chua, cà rốt…). Nên ăn rau quả tươi hoặc luộc sơ qua, hạn chế tối đa xào, rán. Rau, đậu nếu như hấp và luộc chín sẽ giảm tương đối đáng kể hàm lượng vitamin và những chất cần thiết.
  • Cơm nên được thổi bằng gạo lứt. Bánh mì và các loại ngũ cốc khác nên nấu từ loại gạo xát thật kỹ, bánh mì làm từ hạt lúa mỳ chưa rây, bánh mỳ đen càng tốt.
  • Hạn chế chất béo: Ăn thịt nạc, cá nạc là chính. Không nên ăn và xào, rán thức ăn bằng mỡ động vật. Nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật nhưng cũng nên hạn chế tối đa càng ít càng tốt. Bạn nên chuyển qua hấp hoặc luộc là tốt nhất.
  • Dùng ít thức ăn ướp mặn: những thức ăn bảo quản lâu bằng cách hun khói, ướp muối, ngâm dấm đều không tốt cho cơ thể.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Hạn chế đồ ngọt chứa đường nhân tạo (đường mía tinh luyện)
  • Kiểm soát của bản thân: Nên có một chế độ ăn điều độ, tránh ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ… Nên liên tục tự kiểm tra cân nặng 3 tháng một lần để điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập cho phù hợp.

Xem thêm:

9 thoughts on “Top nguyên nhân gây ung thư nguy hiểm nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *