Nguyên lý hóa học của quá trình tiêu hóa thực sự đơn giản, với tất cả ba loại thực phẩm chính là protein, carbohydrate và chất béo. Nhưng hãy nhớ, điều quan trọng không phải là chúng ta ăn vào bao nhiều, mà là chúng ta tiêu hóa được bao nhiếu thực phẩm. Và các enzyme là thành phần chính trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Có ba loại enzyme tiêu hóa chính: protease (để tiêu hóa protein), amylase (tiêu hóa carbohydrate) và lipase (tiêu hóa chất béo). Chúng ta tiêu hóa (quá trình chia nhỏ thức ăn rồi hấp thụ vào máu) protein thành các axit amin, carbohydrate thành glucose, và chất béo thành axit béo.
Mỗi ngày, tuyến tụy tiết ra khoảng 1,7 lít dịch tụy trong ruột non. Trong dịch này là các enzyme (bao gồm lipase, protease và amylase) cần thiết cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Lipase, cùng với mật, giúp tiêu hóa chất béo. Amylase phân giải các phân tử tinh bột thành các loại đường dễ hấp thu hơn, enzyme này được tiết ra bởi tuyến nước bọt cũng như tuyến tụy.
Các loại protease được tiết ra bởi tuyến tụy (trypsin, chymotrypsin, và carboxypeptidase) phân giải các phân tử protein thành các axit amin đơn. Ngoài ra còn có hai protease thực vật – bromelain (từ thân cây dứa) và papain (từ đu đủ xanh).
Giờ ta hay xem xét kỹ các loại protease được sản xuất bởi tuyến tụy, thường gọi là “proteolytic” (dịch tiêu hóa protein). Khi một “tác nhân bên ngoài” xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu lãnh trách nhiệm về đáp ứng miễn dịch của chúng ta. Tuy nhiên, các tế bào ung thư có một lớp phủ protein lại làm cho các bạch cầu không thể nhận ra và khiến chúng không thể phá hủy các tế bào này.
Trong tình huống như thế, liệu có ý nghĩa gì không nếu có thứ gì đó loại bỏ lớp phủ protein bên ngoài của các tế bào ung thư? Tất nhiên là có.
Enzyme phá bỏ lớp vỏ bao bọc của tế bào ung thư để miễn dịch tiêu diệt chúng
Ý tưởng đó đã có vai trò quan trọng với các nhà khoa học châu Âu và châu Á trong gần nửa thế kỷ, ở đó họ đưa các enzyme phân giải protein và phá hủy mô sẹo (fibrinolytic) hiệu quả cao vào tấn công ung thư và vô cùng thành công. Điển hình là bác sĩ William Kelly, người có phương pháp điều trị ung thư bằng enzyme phát huy hiệu quả trên hàng chục ngàn bệnh nhân.
Các enzyme phân giải protein tiêu diệt tế bào phá vỡ lớp phủ protein quanh tế bào, và sau đó bạch cầu tấn công phần tế bào ung thư còn lại và tiêu diệt nó.
Tuy nhiên, khi chúng ta ăn chế độ ăn nhiều protein nấu quá chín (do đó thiếu enzyme thực phẩm), các enzyme phân giải protein của chúng ta sẽ được triệu tập để làm nhiệm vụ tiêu hóa protein mà chúng ta vừa ăn vào. Mà chúng ta chỉ có một lượng giới hạn các enzyme phân giải protein, và nếu lượng enzyme này bị cạn kiệt vì tiêu hóa protein trong thức ăn, thì sẽ còn rất ít hoặc không để phá vỡ lớp phủ protein quanh tế bào ung thư.
Theo đó, các tế bào này bắt đầu phát triển và sinh sôi bởi vì bạch cầu của chúng ta không thể tiêu diệt chúng. Sự thực, ung thư đôi khi là căn bệnh của quá trình chuyển hóa protein vì “cỗ máy chống ung thư” của enzyme phân giải protein có thể bị quá tải do tiêu thụ những thực phẩm giàu protein vào những thời điểm không phù hợp hoặc với số lượng quá nhiều. Cơ thể cần khoảng 12 giờ mỗi ngày không tiêu thụ protein để cơ chế chống ung thư của enzyme làm việc tối ưu.
Khi bạn bước vào tuổi 30, hoạt động sản sinh enzyme của cơ thể bạn giảm mạnh, do đó nếu bạn đã qua tuổi 30, việc bắt đầu bổ sung ngay lập tức là vô cùng hệ trọng. Nếu bạn là bệnh nhân ung thư thì hãy tìm các chế phẩm enzyme chứa nhiều trypsin và chymotrypsin, loại này là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Ngoài ra bạn có thể bổ sung các chế phẩm enzyme này mà không gặp bất kỳ triệu chứng phụ nào.
Rất tiếc là K Dược không phân phối các sản phẩm này nên bạn chịu khó tìm kiếm trên mạng nhé.
Xem thêm:
- Ung thư là gì? Ung thư có bao nhiêu loại?
- Sự nguy hiểm của ung thư thật sự nằm ở đâu?
- Bệnh ung thư chữa được không?
- Bắt đầu điều trị ung thư
- Top 5 phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay
- Những sự thật gây sốc về thuốc điều trị ung thư [Giờ mới biết]
- Top 6 địa chỉ tầm soát ung thư tốt nhất tại Hà Nội
bài viết hay
thông tin hữu ích, thanks
hơi khó nhớ hết
Bài viết hay nè
cảm ơn bài viết của thớt ^^
nhiều cái giờ mới biết
kiến thức thú vị đó
Nhiều thông tin quá
hay và lý thú
Hữu ích ghê