Tiếp nối bài viết trước về những thực phẩm biến đổi gây hại cho sức khỏe, trong bài viết này tôi sẽ đề cập đến những hóa chất gây ung thư mà chúng ta dễ tiếp xúc hàng ngày.
1. Amiăng
Hơn 30 triệu tấn amiăng dưới các dạng khác nhau đã được khai thác trong thể kỷ trước. Amiăng là một trong những hiếm họa cho môi trường phổ biến nhất trên thế giới và có trong hơn 3.000 sản phẩm được sản xuất ra.
Nó được sử dụng rộng rãi từ những năm 1950 dến những năm 1970. Amiăng thực ra là một họ các khoáng chất có thể se thành sợi và sau đó dệt thành dạng vải. Do không cháy, nên nó được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp cách nhiệt trong vai trò vật liệu chống cháy.
Vấn đề phát sinh khi vật liệu trở nên cũ đi và giòn hơn, thải sợi vào không khí, sau đó chúng ta hít phải các sợi này vào phổi.
Amiăng sẽ không cháy, cũng không hòa tan khi vào trong cơ thể. Sợi bị vướng trong phổi và các cơ quan khác, sau đó kích thích các mô, gây thương tích và cuối cùng để lại sẹo,
Có ba bệnh phát sinh do hít phải sợi amiăng: bệnh bụi phổi amiăng (asbestosis), u trung biểu mô (mesothelioma) và ung thư phổi.
Bệnh bụi phổi amiăng phát sinh khi sợi amiăng được hít vào và bị giữ lại trong phổi. Đáp lại, cơ thể cố gắng hòa tan sợi bằng cách sản xuất ra một loại axit. Không những không phá hủy đưoc sợi, axit lại tạo sẹo ở mô phổi. Rốt cuộc sẹo có thể trở nên nghiêm trọng đến nỗi phối không thể hoạt động được nữa.
U trung biểu mô là ung thư mô bên ngoài của phổi. Ung thư này chỉ liên quan đến amiăng. Thời gian từ lúc tiếp xúc đến khi các bệnh này biểu hiện ra ngoài là 15 đến 40 năm.
Các nguồn amiăng hay gặp nhất là tấm cách nhiệt sàn nhà, trần nhà và ống dẫn nước. Mặc dù việc sử dụng amiăng trong các tòa nhà văn phòng đã chấm dứt từ hơn 30 năm trước, hàng triệu nhân viên văn phòng vẫn dang phải làm việc trong những tòa nhà cũ có chứa amiăng cách nhiệt.
2. Florua
Đầu năm 2010 có một vụ phun trào núi lửa lớn ở Iceland. Hiện nay, động vật ở miền nam Iceland có nguy cơ bị ngộ độc florua nếu chúng hít hoặc ăn phải tro từ núi lửa phun trào. Ngộ độc florua có thể dẫn đến xuất huyết nội, tổn thương xương dài hạn, và rụng răng.
Theo BBC News:
“Florua trong tro tạo nên axit trong dạ dày động vật, bào mòn ruột và gây xuất huyết. Nó cũng bám vào canxi trong máu và sau khi tiếp xúc nhiều trong khoảng thời gian vài ngày sẽ làm cho xương dễ vỡ, thậm chí gây ra vỡ răng.”
Phần đông mọi người không bao giờ “kết nối” giữa bi kịch những con vật này bị ngộ độc do một sự kiện tự nhiên, với việc chúng bị ngộ độc do chủ ý của con người vì hằng ngày tiếp xúc quá nhiều florua. Việc cho thêm florua vào nước máy bắt đầu vào những năm 1940, nhưng trái với quan niệm phổ biến, florua không hề chấm dứt hiện tượng sâu răng.
Các nghiên cứu khoa học thực sự chứng minh florua gây độc thần kinh và gây ra những vấn đề như dị tật bẩm sinh, ung thư và loãng xương. Florua cũng hủy hoại hệ miễn dịch, tiêu hóa, hô hấp cũng như thận, gan, não, và tuyến giáp.
Số ra năm 1936 của tạp chí American Dental Association (Hiệp hội Nha khoa Mỹ) đã khẳng định nồng độ florua 1 ppm (1 phần triệu) độc hại như thạch tín và chì. Hiện có hơn 500 nghiên cứu đã được bình duyệt ghi nhận những tác động bất của florua, từ ung thư đến tổn thương não.
Không có bằng chứng khoa học florua là phụ gia có lợi cho nước và trong thực tế có quá nhiều bằng chứng khoa học chứng minh chắc chắn florua có hại. Nó thực sự làm cho răng sâu và vỡ răng! Vậy nên hãy chọn những loại kem đánh răng chứa ít florua thôi bạn nhé.
3. Thủy ngân
Bạn có biết hầu hết cá chúng ta ăn đều chứa thủy ngân? Tại sao vậy? Vì mỗi năm có hàng ngàn tấn thủy ngân được thải vào không khí do ô nhiễm và chất thải. Cuối cùng, nó tích tụ trong hơi nước, nước và đất.
Nó cũng tích tụ trong chuỗi thức ăn, vì vậy mỗi con cá hấp thụ thủy ngân ở những con cá khác và các sinh vật nó ăn. Cá càng lớn, thủy ngân mà nó hấp thụ càng nhiều. Cá mập, cá kiếm, cá kình, cá thu, cá chẽm, cá cờ, cá bơn, hàu, cá hồi, và cá ngừ là những loại chứa lượng methyl thủy ngân cao nhất.
Theo bác sĩ Joseph Mercola:
“Độc tổ methyl thủy ngân có thể dẫn đến dị cảm, trầm cảm, và mờ mắt. Ở bào thai và trẻ sơ sinh, nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng thị giác-không gian, trí nhớ và điều phối. Ước tính có gần 6.000 trẻ em mỗi năm sinh ra có nguy cơ về vấn đề thần kinh do tiếp xúc với methyl thủy ngân trong bụng mẹ.”
Thế còn loại thủy ngân được trám trong miệng bạn thì sao? Hỗn hợp thủy ngân trám răng có chứa khoảng 50% thủy ngân. Ban đầu, Hiệp hội Nha Khoa Mỹ (ADA) phủ nhận việc thủy ngân trám răng bay hơi, sau đó được hấp thụ vào cơ thể chúng ta. Nhưng trong những năm gần đây, khi phải đối mặt với rất nhiều nghiên cứu cho kết quả ngược lại, ADA thừa nhận rằng thủy ngân trám răng giải phóng ra hơi thủy ngân cực kỳ độc hại.
4. Độc tố nấm
Độc tố nấm là các chất độc sinh ra từ một số loại nấm mốc nhất định, có chủ yếu trong ngũ cốc và hạt, gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe ở người.
Ngô thường bị nhiễm fumonisin và aflatoxin (cả hai được biết đến vì tác động gây ung thư). Một nghiên cứu năm 1993 cho thấy 24 loại nấm khác nhau được tìm thấy trong lạc, bao gồm cả aflatoxin.
Cây nấm cũng chứa độc tố nấm.
Tôi không khuyên bạn loại bỏ đậu phộng (lạc) hoàn toàn, vi chúng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin E, kali, axit folic, kém và magiê rất tốt. Lạc cũng chứa resveratrol (chất có trong nho đen), flavonoid, và các chất chống oxy hóa, tất cả đều có lợi cho sức khỏe và ngày càng được chứng minh giúp bạn ngăn chặn nhiều loại bệnh.
Điều cốt lõi trong tiêu thụ lạc là phải đảm bảo chúng là hữu cơ và được trồng ở vùng đất khô và không có lịch sử sử dụng aflatoxin.
Nấm linh chi, nấm hương và nấm gà mái rừng đã được chứng minh là sở hữu các đặc tính chống ung thư, vì vậy tôi không phản đối việc ăn nấm. Thành phần hoạt tính chống ung thư ở những loài nấm này là một loại đường đa phân tử polysaccharide gọi là beta-glucan – phân tử đường lớn được tạo thành từ nhiều phân tử đường nhỏ nối chuỗi với nhau gắn với axit amin.
Loại đường phức này kích thích hoặc điều chỉnh hệ miễn dịch bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch như đại thực bào và tế bào T , cũng như gia tăng mức globin miễn dịch để tạo ra một đáp ứng miễn dịch tăng cường đối với các tế bào lạ, dù là vi khuẩn, vi-rút, hay các tế bào khối u.
Thành thật mà nói, tất cả mọi thứ là động vật hoặc thực vật đều có thể bị mốc. Ngũ cốc, hạt, trái cây, trà, cà phê, thảo dược, và rau, tất thảy đều có thể bị mốc. Khi các sinh vật đang sống, các loại nấm mốc có thể bị giữ không cho thâm nhập, nhưng ngay sau khi chúng chết thì hiện tượng lên mốc bắt đầu.
Trước tiên là lên mốc và sau đó là hoạt động của vi khuẩn, đây là nhân tố làm mọi thứ bị phân hủy. Tuyệt đối không cách nào bạn có thể loại bỏ hoàn toàn độc tố nấm ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, do đã có nhiều nghiên cứu chứng mình sự liên quan giữa nấm với ung thư. Vì vậy, tôi khuyên bạn giảm tối đa lượng độc tố nấm bạn ăn vào, điều này chắc chắn là tốt cho bạn.
5. Hợp chất clo hữu cơ (sản phẩm phụ của clo)
Khí clo là vũ khí sử dụng trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới và là chất độc thần kinh rất độc đã bị cấm bởi các điều luật về chiến tranh quốc tế. Phổi không thể lọc được clo, nó đi vào nhanh hơn ô-xy, ngay lập tức ngấm vào máu khi được hít vào, và nếu đủ nồng độ sẽ gây tử vong tức thời.
Như nhà sinh học phân tử Joe Thornton giải thích: “Không có công dụng nào của clo được coi là an toàn.”. Tuy nhiên clo hóa lại được coi là một trong những tiến bộ lớn nhất từng có trong y tế cộng đồng và vệ sinh, hầu như được chấp nhận rộng rãi là phương pháp ưa chuộng để làm sạch nước.
Hầu hết nước uống ở chúng ta đang sử dụng đến từ nguồn nước mặt, tức là nước hồ hoặc sông. Những hồ và sông này thường giàu chất hữu co vô hình sinh ra từ lá mục và táo.
Trong lúc khử trùng, clo gắn ngẫu nhiên với vật chất hữu cơ này, tạo thành hàng ngàn hóa chất mới gọi là “clo hữu cơ” (organochlorine). Các hợp chất clo hữu cơ không được tìm thấy trong tự nhiên tại bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng một khi chúng được hình thành bằng cách kết hợp clo với chất hữu Co, chúng cực kỳ độc hại và rất vững chắc. Phần lớn trong số chủng không phân hủy sau hàng trăm năm.
Các clo hữu cơ dễ dàng được hấp thu vào cơ thể chúng ta và được lưu trữ trong các tế bào chất béo, nơi chúng tích tụ. Theo nhà sinh học phân tử Joe Thornton:
“Khử trùng băng clo hầu như luôn gia tăng độ độc hại.”
Ngày càng có nhiều các nghiên cứu phát hiện ra mối liên hệ giữa nước uống khử trùng bằng clo và ung thư ở con người. Nghiên cứu ung thư giá trị nhất là tuyển tập 10 nghiên cứu dịch tễ riêng rẽ về nước uống khử trùng bằng clo và ung thư, được biết đến với tên gọi nghiên cứu Morris.
Những nghiên cứu này phát hiện các sản phẩm phụ trong nước khử trùng bằng clo là nguyên nhân cho 9% trường hợp ung thư bàng quang và 15% ung thư trực tràng ở Mỹ. Điều này có nghĩa là thêm 10.000 ca tử vong mỗi năm chỉ từ 2 căn bệnh đó.
Theo Hội đồng Chất lượng Môi trường Mỹ (US Council of Environmental Quality):
“Nguy cơ ung thư ở những người uống nước khử trùng clo cao hơn những người uống nước không chứa clo 93%.”
Tiếp xúc kéo dài cũng cho thấy dẫn đến những dị tật bấm sinh, các vấn đề về hệ miễn dịch, và rối loạn sinh sản.
Mặc dù khử trùng nước góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng clo hữu cơ hình thành trên toàn cầu, nhưng ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người lại chiếm tỷ lệ lớn hơn vì thời gian tiếp xúc với nước khử trùng bằng clo thường kéo dài và liên tục.
Nước khử trùng clo được dẫn thẳng vào nhà người sử dụng. Nhưng các clo hữu cơ trong nước uống của chúng ta chỉ là đỉnh của tảng băng trôi! Clo hữu cơ độc hại nhất là dioxin, đó là hóa chất ăn mòn nhân tạo khủng khiếp nhất được biết đến.
“Dioxin” là thuật ngữ chung cho hàng trăm hóa chất sinh ra trong các quá trình xử lý công nghiệp có sử dụng clo và biện pháp đốt. Thật đáng lo ngại, nó có chu kỳ bán rã hơn một trăm năm khi rỉ vào đất hoặc ngấm vào hệ thống nước. Dioxin là thành phần gây hại nhất trong chất độc da cam, chịu trách nhiệm cho hơn nửa triệu ca dị tật bẩm sinh ở Việt Nam!
Một dự thảo báo cáo do EPA Mỹ công bố ra tháng 9 năm 1994 đã mô tả rõ dioxin là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
Năm 1997, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về quần chúng vào Ung thư (một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới) công bố loại dioxin có tác dụng mạnh nhất hiện được coi là chất gây ung thư Nhóm 1, tức là chất đã xác định có gây ung thư cho người.”
6. Các chất gây ô nhiễm dạng nhựa
Thực tế, nhựa nhiễm vào thức ăn thông qua dạng vi nhựa (thứ trôi nổi khắp nơi trong nước và không khí). Vì vậy, đúng theo nghĩa đen, chúng ta đang trở thành người nhựa”.
Chai nước được làm từ nhiều loại nhựa, chẳng hạn như polycarbonate (PC), polyethylene terephthalate (PET), polypropylene (PP), polyethylene mật độ cao (HDPE), polyethylene mật độ thấp (LDPE), polyvinyl clorua (PVC hoặc nhựa vinyl), và những thứ khác.
Bisphenol-A (BPA) là một monome được sử dụng trong quá trình tổng hợp nhựa PC, keo epoxy, nó cũng là vật liệu tổng hợp và chất ổn định nhiệt trong PVC.
Danh sách các sản phẩm có chứa BPA rất dài, vì nó đã đi sâu vào các sản phẩm của xã hội hiện đại. Nhựa PC nền BPA được sử dụng làm lớp phủ răng cho trẻ em để ngăn ngừa sâu răng, lớp phủ lon kim loại để ngăn chặn kim loại tiếp xúc với thực phẩm; nó còn được dùng làm hộp đựng thức ăn, giá kệ tủ lạnh, bình sữa cho bé, chai nước, đồ đựng nước trái cây, sữa, nước, bình đựng có thể tái sử dụng chứa nước trái cây, sữa, nuớc, đĩa chịu nhiệt trong lò vi sóng, và dụng cụ ăn uống.
Khi nhựa cũ dần đi, thì BPA bị rỉ ra. Những thí nghiệm với chuột chứng minh rằng tiếp xúc ở mức độ thấp với BPA trong thời kỳ bào thai dẫn đến ung thư vú ở những con trưởng thành cũng như gây kháng insulin. Trong một nghiên cứu nhỏ về sau, các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện mức BPA cao hơn ở phụ nữ có tiền sử sảy thai lặp đi lặp lại.
BPA chi là một trong danh sách dài các chất gây ô nhiễm có trong nhựa, danh sách này dài đến mức phải có riêng một cuốn sách mới có thể nghiên cứu thấu đáo. Điểm mấu chốt là BPA (và các chất ô nhiễm dạng nhựa khác) vô cùng độc hại và có mặt ở khắp mọi nơi! Điều này có nghĩa là, gần như cả cuộc đời, bạn nằm trong tầm ảnh hưởng của BPA hoặc một hình thức nhựa độc hại khác.
Tiếp đến là Phthalate, chất làm dẻo dùng để làm cho các sản phẩm nhựa mềm dẻo hơn và cũng để kéo dài tuổi thọ của nước hoa. Mỗi năm, có khoảng bốn triệu tấn phthalate được sản xuất trên toàn thế giới. Phthalate được công nhận là chất độc hại theo luật môi trường, nhưng các công ty lại được tự do sử dụng trong mỹ phẩm,
Một số phthalate phổ biến và những sản phẩm chứa chúng:
- Di-ethyl Phthalate (DEP): bàn chải đánh răng, chi tiết trong ô tô, công cụ, đồ chơi, bao bì thực phẩm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt muỗi, aspirin, sơn móng tay, nước hoa, keo xịt tóc.
- Di-n-butyl phthalate (DBP): nhựa tổng hợp, dung môi cho thuốc nhuộm, dung môi cho Mỹ phẩm, sơn móng tay, vở đóng gói thực phẩm, nước hoa, kem làm mềm da, keo xịt tóc, thuốc diệt côn trùng.
- Benzyl butyl phthalate (BBP): chất làm dẻo trong keo, ván sàn PVC, đồ đánh bóng gỗ,..
Cái mùi xe mới, đặc biệt mạnh sau khi xe để ngoài nắng trong một vài giờ, là mùi của phthalates tỏa ra từ bảng đồng hồ nhựa bị nóng. Sau đó, khi nguội đi vào buổi tối, phthalate ngưng tụ, tạo thành một lớp phủ dầu trên mặt trong của kính chắn gió.
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc đang định mang thai cần quan sát và tránh tất cả các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chữ phthalate trên nhãn. Các nguồn chính của phthalate là bao bì nhựa, chai nhựa, hộp đựng thực phẩm bằng nhựa, sơn móng tay, và Mỹ phẩm. Phthalate đã được chứng minh là chứa lượng estrogen có tác dụng tai hại lên tinh hoàn và gây dị tật bẩm sinh. Chúng cũng có thể gây ung thư, gây tổn hại hệ nội tiết, và đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em.
Bạn đã nghe nói về benzen chưa? Gần 300.000 người mỗi năm tiếp xúc với benzen ở nơi làm việc. Benzen là hydrocarbon thơm và là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi sinh ra do đốt cháy các sản phẩm tự nhiên. Nó là thành phần của các sản phẩm có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ và có trong xăng cùng các nhiên liệu khác.
Phần lớn benzen được làm ra để sử dụng trong sản xuất một số sản phẩm, chẳng hạn như các loại hoá chất, nhựa, cao su, keo, vải tống hợp, và thuốc nhuộm trong y tế và công nghiệp.
Nghiên cứu đã cho thấy benzen là chất gây ung thư cực mạnh nó là một trong những nguyên nhân chính của ung thư bạch cầu.
Nhìn chung, phơi nhiễm benzen đến từ khói thuốc lá, xăng dầu và khí thải ô tô. Benzen còn được sử dụng làm dung môi trong sáp, sơn, nhựa, và mực.
Tuy nhiên, còn có một nguồn cung benzen rất đáng lo ngại: nước ngọt có ga. Hai chất bảo quản thường được thêm vào nước ngọt có ga (axit ascorbic và natri benzoate) phản ứng với nhau tạo thành, bạn đoán xem là gì: benzen. Soda càng ẩm, benzen càng sinh ra nhiều hơn.
Năm 2007, đã xảy ra vụ kiện tại Mỹ nhiều nguyên đơn, một số nhà sản xuất nước ngọt (gồm Coca Cola, PepsiCo, và Sunny Delight) đã dàn xếp hòa giải và thống nhất giảm lượng benzen trong đồ uống của họ. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất nước ngọt vẫn sử dụng axit ascorbic (vitamin C) và muối benzoate trong rất nhiều sản phẩm soda đang được bán trên toàn thế giới.
Số người dân bị phơi nhiễm là rất lớn, có thể là cả tỷ nguời.
7. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm
Bạn vẫn nghĩ trái cây bạn đang ăn là an toàn sao? Hãy nghĩ lại đi. Một nghiên cứu mới đây của Anh cho thấy dư lượng thuốc trừ sâu trên một số trái cây phổ biển là cao bất thường. Một số quả như táo, lê, mâm xôi và nho chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép.
Dư lượng thuốc trừ sâu độc hại trong anh đào, rau diếp và bí ngô cũng đều ở mức nguy hiểm tiềm tàng. Và các sản phẩm này không chỉ đến từ một khu vực, nó bắt nguồn từ khắp nơi trên thế giới.
Vì vậy, hãy nhớ rằng khi bạn với tay lấy trái cây ngon tại các cửa hàng, có thể bạn đang vô tình cho con mình ăn cả thuốc trừ sâu. Trái cây và rau củ được phun rất nhiều thuốc bao gồm dâu tây, dưa hấu, ớt chuông, đào, xuân đào, cần tây, khoai tây, cà rốt, và nho nhập khẩu.
Với các loại trái cây và rau củ, tôi khuyên bạn nên mua đồ hữu cơ (sạch). Nếu bạn không thể tìm được sản phẩm hữu cơ, hãy trộn hai mươi giọt tinh dầu hạt bưởi, một muỗng canh baking soda, một chén dấm, và một chén nước với nhau trong bình phun. Phun lên sản phẩm, để đọng khoảng mười phút và sau đó rửa sạch. Quá trình này sẽ loại bỏ một lượng đáng kể dư lượng thuốc trừ sâu.
Quả việt quất, bưởi, chuối, bông cải xanh, xoài, súp lơ trắng, quả bơ, măng tây, hành tây, nho Mỹ, cam quýt, dứa, và dưa hấu thường không chứa lượng lớn thuốc trừ sâu.
Theo EPA, 60% thuốc diệt cỏ, 90% thuốc diệt nấm và 30% thuốc trừ sâu rõ ràng là chất gây ung thư. Đáng báo động là dư lượng thuốc trừ sâu đã được tìm thấy trong hơn một nửa thực phẩm trên toàn cầu.
Hầu hết thuốc trừ sâu chứa rất nhiều độc tố và không có loại thuốc trừ sâu nào mà không có tiềm năng gây ung thư. Vì vậy, hãy cố gắng tránh xa các loại rau củ quả không rõ nguồn gốc.
Những bài viết hay trên K Dược
- Ung thư là gì? Ung thư có bao nhiêu loại?
- Sự nguy hiểm của ung thư thật sự nằm ở đâu?
- Bệnh ung thư chữa được không?
- Bắt đầu điều trị ung thư
- Top 5 phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay
- Những sự thật gây sốc về thuốc điều trị ung thư [Giờ mới biết]
- Nguyên nhân gây ra ung thư? [giải thích dễ hiểu]
Quảng cáo: K Dược hiện cung cấp liệu pháp đào thải gốc tự do, ngăn chặn tuyệt đối sự di căn ung thư, đảm bảo tính mạng bệnh nhân. Đồng thời giảm 1/2 kích thước khối u chỉ sau 6 tháng.
nice
rất hay
nhiều thông tin quá, thank mod
Bài viết rất ý nghĩa, thank